Khoa hồi sức cấp cứu đóng vai trò quan trọng cung cấp, chăm sóc y tế cho những tình huống khẩn cấp và nguy hiểm. Tuy nhiên, còn rất nhiều người chưa biết rõ về khoa hồi sức cấp cứu cũng như chức năng và nhiệm vụ của chúng. Để giải đáp các thắc mắc của bạn đọc, trong bài viết này Phòng Khám Đa Khoa Thiệu Khánh sẽ chia sẻ thông tin chi tiết về khoa hồi sức cấp cứu ở bên dưới. Cùng theo dõi nhé!
Thông tin giới thiệu chung về khoa hồi sức cấp cứu
Khoa hồi sức cấp cứu (khoa hồi sức tích cực & chống độc, viết tắt ICU) là đơn vị cấp cứu, hồi sức và chăm sóc cho những bệnh nhân nguy kịch, nằm giữa sự sống và cái chết như: Suy đa cơ quan, hôn mê, suy gan, suy hô hấp, ngộ độc cấp… hoặc những bệnh nhân phẫu thuật có nguy cơ chảy máu sau khi mổ, sốc, suy hô hấp…
Tiêu chuẩn nhận bệnh của khoa hồi sức cấp cứu: Người bệnh có nguy cơ cao mắc một hoặc nhiều chức năng cơ quan, cần theo dõi liên tục 24/24 hoặc phải hỗ trợ điều trị.
Khi nhập viện, bệnh nhân được phân chia khu vực theo từng bệnh lý bao gồm:
- Khu hồi sức cấp cứu dành cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật.
- Khu hồi sức cấp cứu dành cho bệnh nhân nội khoa.
- Khu hồi sức cấp cứu dành cho bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm.
Chức năng nhiệm vụ chung của khoa hồi sức cấp cứu
– Tổ chức bố trí cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và thiết bị y tế hợp lý, đảm bảo công tác thường trực sẵn sàng tiếp nhận cấp cứu liên tục 24 giờ.
– Những trường hợp bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì hội chuẩn mời tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển người bệnh lên tuyến trên.
– Tổ chức dây chuyền cấp cứu, phối hợp và hỗ trợ cho các khoa khác trong bệnh tiện. Tiếp tục cấp cứu, hồi sức cấp cứu các bệnh nhân từ tuyến trước chuyển về hoặc người bệnh nặng của các khoa lâm sàng trong bệnh viện.
– Tiếp nhận và hỗ trợ điều trị tất cả các trường hợp bệnh nhân cấp cứu được chuyển đến viện.
– Đánh giá, phân loại tình trạng bệnh và thực hiện những biện pháp cấp cứu thích hợp theo mức độ ưu tiên, cấp cứu đến khi bệnh nhân qua khỏi tình trạng nguy kịch và trong vòng 48h phải chuyển người bệnh đến khoa hồi sức cấp cứu hoặc chuyển đến một chuyên khoa phù hợp khi điều kiện bệnh nhân cho phép.
– Tổ chức công tác hồi sức cấp cứu cho người bệnh mắc bệnh truyền nhiễm theo đúng với quy chế công tác khoa truyền nhiễm. Khi phát hiện dịch bệnh gây nguy hiểm, trưởng khoa có trách nhiệm báo cáo đến giám đốc, trưởng phòng kế hoạch và khẩn trương thông báo cho những khoa có liên quan để tổ chức phòng chống bệnh theo như quy định.
– Tổ chức làm việc theo quy định, đảm bảo nguồn nhân lực cấp cứu 24/24, sẵn sàng phục vụ khi có yêu cầu.
– Tổ chức dây chuyền cấp cứu kết hợp cùng với khoa hồi sức cấp cứu hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại khoa khác trong bệnh viện.
– Phối hợp chặt chẽ cùng với trung tâm cấp cứu 115 thực hiện cấp cứu và vận chuyển cấp cứu ngoài bệnh viện khi có yêu cầu.
– Nghiên cứu khoa học, tuyên truyền và tư vấn giáo dục về cấp cứu cho cộng đồng.
– Tham gia chung vào công tác đào tạo cán bộ trong toàn bệnh viện.
Nhiệm vụ cụ thể của khoa hồi sức cấp cứu
Giám sát và quản lý chức năng cơ bản: Khoa hồi sức cấp cứu theo dõi chặt chẽ các thước đo về nhịp tim, huyết áp, nồng độ CO2 trong máu và các chỉ số cơ bản khác để đảm bảo rằng bệnh nhân có điều kiện sức khỏe tốt nhất.
Hỗ trợ hô hấp: Khoa hồi sức cấp cứu có thể cung cấp máy thở và các biện pháp hỗ trợ hô hấp khác để giúp cho bệnh nhân duy trì sự sống.
Quản lý yếu tố dị ứng: Điều trị các tình huống bị dị ứng nghiêm trọng, như phản ứng dị ứng nặng do dược phẩm hoặc thức ăn.
Quản lý độc tố: Xử lý và điều trị nếu bệnh nhân bị nhiễm độc tố hoặc chất độc hại.
Chẩn đoán và điều trị bệnh nhiễm trùng: Kiểm tra và điều trị các bệnh nhiễm trùng nội tiết và ngoại tiết.
Chăm sóc cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật: Đối với những người phẫu thuật nặng, khoa hồi sức cấp cứu sẽ chăm sóc, kiểm tra chặt chẽ trong giai đoạn hồi phục sau phẫu thuật.
Theo dõi tình trạng bệnh nhân và tương tác với gia đình: Cung cấp thông tin và hỗ trợ cho gia đình của bệnh nhân để họ hiểu rõ hơn tình trạng và quá trình điều trị.
Khoa hồi sức cấp cứu không chỉ tập chung vào việc cấp cứu mà còn hướng đến việc ổn định tình trạng bệnh nhân và giảm thiểu nguy cơ tổn thương. Những biện pháp tối ưu trong việc kiểm soát cơn đau, duy trì chức năng hô hấp cùng với đó là hỗ trợ tinh thần đều được thực hiện để đảm bảo môi trường hồi sức an toàn thoải mái nhất cho bệnh nhân.