Khám nội tiết – tiểu đường

Bệnh đái tháo đường (đặc biệt là đái tháo đường tuýp 2) là nguyên nhân nhiều nhất gây mù lòa, chạy thận nhân tạo và biến chứng chân ở bệnh nhân trên toàn thế giới. Song song đó, các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ do đái tháo đường cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

Hiện nay, phòng khám đa khoa Thiệu Khánh đang là một trong những địa chỉ khám và điều trị bệnh đái tháo đường uy tín chuyên khám – điều trị các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa. Hiện nay, về cơ bản, phòng khám có thể khám – điều trị hầu hết các mặt bệnh về nội tiết với mức độ năng nhẹ khác nhau.

Vai trò của hệ thống nội tiết

Hệ thống nội tiết trong cơ thể chịu trách nhiệm điều hòa nhiều quá trình hoạt động của cơ thể, đây là vai trò chức năng của từng tuyến nội tiết khác nhau trong cơ thể:

  • Tuyến tụy: Điều chỉnh lượng đường trong máu.
  • Tuyến thượng thận: Làm tăng lượng đường trong máu và tăng nhịp tim.
  • Tuyến giáp: Giúp điều chỉnh quá trình trao đổi chất và phát triển của cơ thể.
  • Tuyến yên: Kiểm soát tăng trưởng cơ thể.
  • Tuyến tùng: Điều chỉnh các dạng của giấc ngủ.
  • Buồng trứng: Duy trì sự phát triển của cơ quan sinh dục nữ và các đặc điểm giới tính nữ.
  • Tinh hoàn: Duy trì sự phát triển của các đặc điểm giới tính nam.

Những bệnh nội tiết phổ biến hiện nay

Sự phát triển nhanh và mạnh của xã hội cũng là yếu tố gây ra sự mất cân bằng trong chế độ ăn uống – sinh hoạt, khiến con người dễ mắc các bệnh về tuyến nội tiết hơn. Thông qua quá trình khám nội tiết, những bệnh lý dưới đây có thể được phát hiện kịp thời và có hướng điều trị phù hợp:

  • Các bệnh lý do rối loạn cân bằng glucose máu: Bệnh tiểu đường (type 1, type 2), đái tháo đường thai kỳ, hạ đường huyết,…
  • Bệnh lý liên quan tới tuyến giáp: bướu nhân, nang tuyến giáp, cường giáp, bệnh Basedow, suy giáp, viêm tuyến giáp,…
  • Bệnh lý liên quan tới tuyến thượng thận: suy tuyến thượng thận, hội chứng Conn, hội chứng Cushing, u tủy thượng thận,…
  • Bệnh lý rối loạn hoạt động của tuyến yên: suy tuyến yên, đái tháo nhạt, rối loạn mỡ máu (rối loạn chuyển hóa lipid),…

Khám nội tiết lâm sàng cùng bác sĩ

Kết quả thăm khám lâm sàng là cơ sở quan trọng để bác sĩ đưa ra những chỉ định xét nghiệm, chụp chiếu để có thể xác định tình trạng rối loạn tuyến nội tiết tố ở bệnh nhân. Cụ thể, người bệnh sẽ thông báo cho bác sĩ về các triệu chứng cũng như khai thác tiền sử gia đình, tiền sử bệnh học của bản thân cùng một số yếu tố khác như tuổi tác, chiều cao, cân nặng, chế độ ăn uống, môi trường làm việc, chu kỳ kinh nguyệt, số lần mang thai…

Một số xét nghiệm khi khám nội tiết

Các rối loạn của tuyến nội tiết thường gây ra những thay đổi rõ rệt trong quá trình chuyển hóa cũng như thành phần của máu. Kết quả xét nghiệm máu hoặc nước tiểu sẽ đưa ra những kết luận chẩn đoán bệnh chính xác nhất.

1. Xét nghiệm LH

Đây là một trong những xét nghiệm quan trọng trong quá trình khám nội tiết, giúp phát hiện những bất thường ở phụ nữ. Bởi loại hormone này đóng vai trò kích thích sự phát triển của nang trứng, quá trình rụng trứng cũng như sự bài tiết Estrogen. Tình trạng nồng độ hormone LH tăng cao cảnh báo những rối loạn trong quá trình rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt và nguy cơ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

2. Xét nghiệm FSH

Đây cũng là một trong những xét nghiệm giúp phát hiện bệnh buồng trứng đa nang. Bởi hormone FSH có vai trò kích thích sự phát triển những nang trứng ở người phụ nữ, cũng như quá trình sản sinh hormone Estrogen. Xét nghiệm FSH cũng giúp bác sĩ đánh giá khả năng dự trữ trứng và khả năng mang thai của bệnh nhân.

3. Xét nghiệm Prolactin

Trong quá trình khám nội tiết, việc xác định nồng độ hormone Prolactin sẽ giúp bác sĩ đánh giá khả năng sinh sản của người phụ nữ. Nếu bệnh nhân gặp tình trạng rối loạn hormone, đây là xét nghiệm cần thiết để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, ngăn chặn nguy cơ vô sinh.

4. Xét nghiệm AMH

Xét nghiệm AMH cũng có tác dụng đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng. Trong trường hợp nồng độ AMH quá thấp, tỷ lệ thành công khi làm thụ tinh ống nghiệm của bệnh nhân sẽ khá thấp. Ngược lại, nếu lượng AMH quá cao, điều này có thể gây ra tình trạng kích thích buồng trứng cùng nguy cơ vô sinh.

5. Xét nghiệm Testosterone

Không chỉ đối với nam giới, xét nghiệm hormone Testosterone cũng được thực hiện đối với phụ nữ. Chỉ số này có thể giúp bác sĩ đánh giá nguy cơ mắc buồng trứng đa nang hoặc một số loại u nhú hiếm gặp. Bởi vậy, trong quá trình khám nội tiết, xét nghiệm này thường được thực hiện ở cả hai giới.

6. Xét nghiệm E2 (Estradiol)

Estradiol cũng là một loại hormone được sản xuất bởi buồng trứng. Trong trường hợp nồng độ hormone Estradiol vượt mức thông thường, bệnh nhân có thể nhận thấy những dấu hiệu bất thường như: thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, rụng tóc, nhức đầu, mệt mỏi, khó kiểm soát cảm xúc. Bác sĩ sẽ sử dụng kết quả xét nghiệm này để đánh giá nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Dịch vụ

Điều trị các bệnh nội tiết phổ biến

Các bệnh lý do rối loạn cân bằng glucose máu

  • Bệnh đái tháo đường
  • Đái tháo đường type 1
  • Đái tháo đường type 2
  • Đái tháo đường thai kỳ
  • Hạ đường huyết

Bệnh lý tuyến giáp

  • Bướu nhân, nang tuyến giáp
  • Cường chức năng tuyến giáp và bệnh Basedow
  • Giảm năng tuyến giáp (suy giáp)
  • Viêm tuyến giáp

Bệnh lý tuyến thượng thận

  • Suy tuyến thượng thận
  • Hội chứng Conn
  • Hội chứng Cushing
  • U tủy thượng thận

Bệnh lý tuyến yên

  • Suy tuyến yên
  • Đái tháo nhạt
  • Rối loạn mỡ máu…

Những lưu ý khi khám nội tiết – tiểu đường

  • Nếu quyết định đi khám và điều trị đái tháo đường, bệnh nhân và người nhà nên tìm hiểu những thông tin cơ bản như thời gian làm việc, bảng giá, quy trình khám chữa để quá trình thăm khám được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng.
  • Luôn có người hướng dẫn tại quầy tiếp đón của bệnh viện.
  • Để đạt được kết quả chẩn đoán bệnh chuẩn xác nhất, trước khi đi khám, bệnh nhân nên uống nhiều nước và nhịn ăn từ 4 – 6 tiếng.
  • Hiện tại, phòng khám đa khoa Thiệu Khánh để kịp thời đón tiếp bệnh nhân và xử lý những trường hợp cấp cứu cần thiết. Do đó, người đi khám có thể chọn khung giờ mình rảnh để tới bệnh viện, không nhất thiết phải theo giờ hành chính.

Phòng ngừa bệnh đái tháo đường – nội tiết như thế nào

  • Giữ cân nặng hợp lý
  • Hạn chế hoặc tốt nhất là từ bỏ thuốc lá
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lí bằng cách: uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ, bổ sung thêm ngũ cốc, hạn chế đường, chất béo và cacbonhydrat
  • Kiểm soát stress
  • Ngủ đủ giấc
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao
Gọi điện thoại
0988.686.036
Chat Zalo