Đo lưu huyết não là một phương pháp thăm dò chức năng có giá trị lớn trong việc đánh giá trạng thái mạch máu não, lưu lượng tuần hoàn não, là một cận lâm sàng quan trọng khi bệnh nhân đến khám sức khỏe tổng quát hoặc chuyên sâu.
Nguyên lý:
– Lưu huyết não là dòng máu theo các hệ động mạch đến cung cấp oxy và dưỡng chất cho não.
– Đo lưu huyết não là ghi lại đường biểu diễn biến đổi điện trở của mạch máu não khi có dòng điện xoay chiều tần số cao (30KHz) và cường độ yếu (1mA) chạy qua, từ đó gián tiếp đánh giá khả năng tưới máu não của các hệ thống động mạch.
– Đây là phương pháp nhẹ nhàng nhất đối với bệnh nhân và không xâm lấn. Đo và đánh giá tình trạng dòng máu lưu huyết não sẽ giúp đánh giá tình trạng cụ thể của thành động mạch, trương lực mạch ở não, máu tưới qua não. Đo lưu huyết não giúp bác sĩ có thể đánh giá được huyết động của não cũng như những thay đổi trạng thái của chức năng mạch máu não. Qua đó đánh giá các triệu chứng, nguyên nhân liên quan đến tuần hoàn máu ở não, để có chuẩn đoán và điều trị thích hợp.
Chỉ định khi có những biểu hiện của thiểu năng tuần hoàn não:
– Chóng mặt.
– Nhức đầu.
– Dị cảm.
– Rối loạn về giấc ngủ.
– Rối loạn về sự chú ý.
– Rối loạn về tri giác.
– Rối loạn về trí nhớ.
– Rối loạn về tư duy và trí tuệ.
Tính ưu việt:
– Không xâm lấn, hoàn toàn vô hại, an toàn cho người bệnh.
– Có thể thực hiện nhiều lần trong thời gian dài để theo dõi tiến trình điều trị hoặc phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
– Có thể ghi nhiều lần để theo dõi tiến triển của bệnh hoặc tác dụng của thuốc.
– Có thể tiến hành trong cả lúc bệnh nhân trong trạng thái bệnh lý nặng như: khi bệnh nhân hôn mê, sốt cao, tăng áp lực trong sọ và ngay cả trong khi phẫu thuật.
– Có thể thực hiện nhiều biện pháp sinh lý như thay đổi tư thế (đứng-nằm hay nằm-đứng), ngửa cổ, quay đầu, đè ép động mạch cảnh, ngửa cổ.
– Sử dụng đồ thị đường ghi lưu huyết não để theo dõi tác dụng của các loại thuốc.
Những ai nên làm lưu huyết não
- Những người có biểu hiện sau thì nên đo lưu huyết não:
- Chóng mặt
- Đau đầu
- Tăng huyết áp
- Tê bì
- Rối loạn về giấc ngủ (mất ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ hay mơ,…)
- Rối loạn về sự chú ý (làm việc khó tập trung,…)
- Rối loạn về tri giác (lú lẫn, không xác định được không gian (mình đang ở đâu), thời gian (sáng, chiều),…)
- Rối loạn về trí nhớ (hay quên, suy giảm trí nhớ,…)
- Rối loạn về tư duy và trí tuệ (suy nghi không logic, không liền mạch,…)
Quy trình ghi lưu huyết não
- Chuẩn bị người bệnh: đầu người bệnh phải sạch, trước khi ghi lưu huyết não không nên dùng chất kích thích hoặc thuốc an thần.
- Để người bệnh ngồi trên ghế tựa tư thế thẳng lưng, thoải mái, thư giãn, nhắm mắt và thả lỏng cơ.
- Kỹ thuật viên sẽ quấn quanh đầu người bệnh một băng chun rộng khoảng 4 cm.
- Kỹ thuật viên bôi gel vào các điện cực và gắn điện cực đúng theo các vị trí quy định.
- Thực hiện kỹ thuật trên máy vi tính có cài phần mềm đo lưu huyết não chuyên biệt.
- In kết quả ra giấy.
- Tháo các điện cực, tháo dây, vệ sinh các vị trí gắn điện cực trên người bệnh.
Kết thúc kỹ thuật, người bệnh nhận được một bản ghi và từ đó, Bác sỹ chuyên khoa sẽ phân tích kết quả lưu huyết não qua các thông số do máy ghi được.
Tổng thời gian thực hiện kỹ thuật khoảng 10 – 15 phút với điều kiện người bệnh hợp tác, ngồi yên.
Tổng thời gian thực hiện kỹ thuật khoảng 10 – 15 phút với điều kiện người bệnh hợp tác, ngồi yên.
– Đây là phương pháp nhẹ nhàng nhất đối với bệnh nhân và không xâm lấn. Đo và đánh giá tình trạng dòng máu lưu huyết não sẽ giúp đánh giá tình trạng cụ thể của thành động mạch, trương lực mạch ở não, máu tưới qua não. Đo lưu huyết não giúp bác sĩ có thể đánh giá được huyết động của não cũng như những thay đổi trạng thái của chức năng mạch máu não. Qua đó đánh giá các triệu chứng, nguyên nhân liên quan đến tuần hoàn máu ở não, để có chuẩn đoán và điều trị thích hợp.