Siêu âm tuyến giáp – Khớp – Mô mềm

Siêu âm bệnh lý tuyến giáp giúp chẩn đoán và phát hiện ra sớm những vấn đề bất thường của tuyến giáp. Thông qua đó, sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

1. Tuyến giáp và một số bệnh lý thường gặp

Tuyến giáp là một bộ phận có hình dạng cánh bướm nằm ở phía trước cổ. Đây là tuyến nội tiết đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra hormone Thyroxine và Triiodo-Thyroxine để đi vào máu. Hormone tuyến giáp có chức năng đảm bảo và điều chỉnh các chức năng trong cơ thể diễn ra bình thường, đặc biệt là nhịp tim.

Bệnh suy giáp

Khi tuyến giáp hoạt động kém, không cung cấp đủ cho cơ thể lượng hormone Thyroxine cần thiết sẽ gây ra bệnh lý này. Dấu hiệu nhận biết của người bị suy giáp rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như buồn ngủ, trí nhớ bị suy giảm, âm đạo bị xuất huyết bất thường,… Khi bệnh tiến triển nặng hơn sẽ gây ra rụng tóc, sức khỏe lẫn tinh thần suy kiệt, nhịp tim chậm hoặc thậm chí đột ngột bị hôn mê,…

Bệnh cường giáp

Trái ngược với suy giáp, bệnh lý này xảy ra khi lượng hormone tuyến giáp tiết ra quá mức. Nguyên nhân chủ yếu gây ra cường giáp là do bệnh Basedow hoặc có thể xuất phát từ bệnh bướu giáp thể đa nhân, u tuyến độc hoặc bởi ăn nhiều iod,…

Mỗi người sẽ có dấu hiệu bị cường giáp khác nhau như tay chân bị run, mất ngủ, sụt cân hoặc nhịp tim bị nhanh bất thường,… Nếu không điều trị kịp thời, bệnh này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về tim mạch, bão giáp hoặc bị lồi mắt ác tính.

Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp tuy không phổ biến nhưng cũng có thể xảy ra. Cho nên, chúng ta không nên chủ quan. Xuất hiện u tuyến giáp, hạch bị nổi lên ở vùng cổ hoặc kinh nguyệt không đều ở phụ nữ,… là những dấu hiệu của căn bệnh ung thư này.

Bướu lành tuyến giáp

Đây là bệnh lý thường gặp nhất ở tuyến giáp. Bướu lành tuyến giáp thường phát triển rất âm thầm và không có dấu hiệu rõ ràng. Điều này sẽ khiến cho người bệnh rất khó phát hiện ra sớm. Nếu để lâu không chữa trị, bướu lành có thể chuyển biến thành ác tính hoặc tăng kích thước gây chèn ép các cơ quan xung quanh.

Khi tuyến giáp gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh, nhất là đối với phụ nữ. Chính vì vậy, việc siêu âm bệnh lý tuyến giáp là rất cần thiết trong việc phát hiện sớm được bệnh để có phương án chữa trị kịp thời. Một số bệnh lý tuyến giáp thường gặp như:

Siêu âm là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể về:

– Tuyến giáp

– Vú

– Nội tạng

– Vùng chậu

Đối với tuyến giáp, siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh được sử dụng phổ biến nhất để kiểm tra và hướng dẫn can thiệp, điều trị các bệnh lý tuyến giáp.

Các kỹ thuật siêu âm tiên tiến lần lượt ra đời được ứng dụng rộng rãi trong lâm sàng, đem lại trợ lực rất lớn cho các bác sĩ trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh lý tuyến giáp, bao gồm nhân giáp lành tính và ung thư tuyến giáp.


Sử dụng đầu dò siêu âm tuyến giáp

2. Lợi ích và rủi ro của siêu âm tuyến giáp

a. Lợi ích

– Siêu âm là kỹ thuật không xâm lấn, không đau.

– Siêu âm không sử dụng tia bức xạ nào, rất an toàn.

– Siêu âm rất phổ biến, ít tốn kém hơn hầu hết các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác.

– Siêu âm tuyến giáp cho hình ảnh rõ ràng hơn về mô mềm không hiển thị rõ trên X-quang.

– Siêu âm là phương pháp tốt để hướng dẫn các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu như FNA hay hút dịch.

b. Rủi ro

– Siêu âm tuyến giáp không gây ra bất kỳ tác hại nào với cơ thể. Đây cũng là một trong những ưu điểm lớn nhất của siêu âm so với các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác

Siêu âm tuyến giáp được chỉ định khi nào?

Siêu âm tuyến giáp là một kỹ thuật đơn giản, an toàn, dễ thực hiện. Do đó, siêu âm tuyến giáp thường được đưa vào chương trình khám sức khỏe tổng quát định kỳ để tầm soát các bệnh lý tuyến giáp.

Siêu âm tuyến giáp được chỉ định nếu xét nghiệm chức năng tuyến giáp bất thường hoặc có các triệu chứng nghi ngờ là bệnh tuyến giáp.
Nhìn chung, chỉ định siêu âm tuyến giáp được sử dụng để:

– Xác nhận sự hiện diện của nhân giáp.

– Kiểm tra kích thước và xác định cấu trúc nhân tuyến giáp.

– Phân biệt khối u tuyến giáp lành tính và ác tính.

– Phân biệt nhân giáp và các khối khác ở cổ.

– Đánh giá thay đổi lan tỏa trong nhu mô tuyến giáp.

– Phát hiện khối u còn sót lại hoặc tái phát sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp.

– Hướng dẫn sinh thiết và can thiệp điều trị.

– Sàng lọc bệnh nhân có nguy cơ cao ung thư tuyến giáp như có gia đình có tiền sử ung thư tuyến giáp, đa u tuyến nội tiết, chiếu xạ cổ khi còn nhỏ.

Tuy nhiên siêu âm tuyến giáp không thể xác định được chức năng tuyến giáp như tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp) hay hoạt động quá mức (cường giáp), mà cần thực hiện các xét nghiệm khác như xét nghiệm T3, T4 (hai hormone do tuyến giáp sản xuất) hay TSH (hormone kích thích tuyến giáp).

Quy trình siêu âm tuyến giáp

Siêu âm tuyến giáp chẩn đoán bệnh lý tuyến giáp

Trước khi siêu âm tuyến giáp, bạn không cần chuẩn bị gì cả. Quy trình siêu âm được thực hiện như sau:

– Người bệnh cởi áo, nếu đeo dây chuyền hoặc phụ kiện ở cổ thì cần tháo ra.

– Người bệnh nằm lên giường, hơi ngửa cổ lên.

– Bác sĩ bôi gel lên cổ, sau đó sử dụng đầu dò di chuyển qua lại khu vực tuyến giáp và cấu trúc lân cận. Gel giúp sóng âm thanh từ đầu dò truyền đi tốt hơn và giúp đầu dò di chuyển trên da dễ dàng. Quá trình này hoàn toàn không gây đau hay khó chịu gì.

– Hình ảnh sẽ được hiển thị trên màn hình, bác sĩ sẽ quan sát và ghi lại các hình ảnh bất thường.

– Sau khi đã thu thập được hình ảnh, bạn có thể lau sạch lớp gel bằng giấy. Loại gel này rất nhanh khô và không làm ố màu quần áo.

Siêu âm khớp

Siêu âm khớp là gì?

Siêu âm khớp là một kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh cho phép chẩn đoán hoặc hỗ trợ chẩn đoán các bệnh lí ở hầu hết các khớp trong cơ thể: khớp gối, khớp vai, khớp háng, khớp cổ chân, cổ tay, bàn ngón tay…

Cần chuẩn bị gì trước khi siêu âm khớp?

Bệnh nhân không cần chuẩn bị trước khi siêu âm. Nếu có thể, nên mặc quần áo rộng rãi để dễ dàng bộc lộ khớp cần khám.

Khi nào cần làm siêu âm khớp?

Phương pháp này được chỉ định cho các trường hợp sau:

– Rối loạn hoặc đau chức năng xương khớp.

– Xảy ra chấn thương xương hoặc mô mềm.

– Khoang khớp có vật thể lạ.

– Các bệnh lý lắng đọng tinh thể, viêm bao hoạt dịch, tràn dịch khớp, viêm khớp.

– Chấn thương, chèn ép, có khối u, sai khớp hoặc các bệnh lý tại dây thần kinh.

– Đánh giá, phát hiện ngoạt vật, tụ dịch, phù nề, khối u trong mô mềm.

– Có vấn đề về phát triển, dị tật bẩm sinh.

– Đánh giá sau khi phẫu thuật.

– Khảo sát dây chằng.

Nguyên lý hoạt động của phương pháp siêu âm cơ xương khớp

Để siêu âm cơ xương khớp, một đầu dò siêu âm sẽ được kết nối với máy siêu âm nhằm tạo ra sóng âm tần số cao sử dụng nhiều yếu tố áp điện. Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho việc truyền sóng âm từ đầu dò vào cơ thể người ta cũng sẽ bôi gel siêu âm trực tiếp lên da. Hình ảnh của vùng đích được tạo ra ở máy siêu âm là kết quả của các sóng âm thanh bị dội ngược trở lại từ mô.

Siêu âm ở bộ phận cơ xương khớp được xem là kỹ thuật lý tưởng để chụp ảnh cấu trúc cơ xương bề mặt bởi nó có khả năng tạo ra hình ảnh động, chi phí thấp, nhanh chóng và không liên quan đến bức xạ ion hóa nên tương đối an toàn. Đặc biệt, siêu âm có khả năng đạt độ phân giải cực cao tương đương chụp MRI hoặc CT nên khi cần chụp ảnh bề mặt sẽ cho chẩn đoán tương đối chính xác.

Có chống chỉ định với siêu âm khớp hay không?

Siêu âm khớp hoàn toàn an toàn với bệnh nhân và không có chống chỉ định.

Siêu âm mô mềm

Trong thực hành mỗi ngày, một số bệnh nhân có các khối u gồ lên dưới da ở khắp cơ thể có triệu chứng hoặc không triệu chứng. Siêu âm xuất hiện như một công cụ hình ảnh hữu ích cung cấp thông tin cần thiết cho Bác sĩ lâm sàng để đánh giá các bệnh lý mô mềm. Siêu âm là phương thức hình ảnh tốt giúp xác định bản chất của khối tổn thương (nang hoặc đặc) và các cấu trúc liên quan xung quanh. Các khối cũng được đặc trưng về kích thước, hình dạng, số lượng, độ hồi âm và mạch máu với siêu âm Doppler năng lượng (power Doppler) và màu (colour). Bản chất động của siêu âm có thể chứng minh khả năng đè ép tổn thương và mối quan hệ với các cấu trúc di chuyển liền kề, ví dụ như gân cơ.

Bướu mỡ (Lipoma)

Bướu mỡ là khối mô mềm thường gặp nhất. Thông thường vị trí của nó là dưới da (Hình 1), cũng có thể gặp trong cơ (Hình 2, 3, 4) và trong dải gân (intrafascial) (Hình 5). Nó có thể thấy ở nhiều vị trí khác nhau, có thể đơn độc hoặc nhiều khối và thường không gây đau. Bướu mỡ thường được bọc trong bao có ranh giới rõ, tuy nhiên một tỷ lệ đáng kể có ranh giới không rõ.

Trên siêu âm, bướu mỡ thường hơi tăng âm so với mô mỡ kế cận, tuy nhiên cũng có thể đồng âm hoặc giảm âm, tùy thuộc vào số lượng mô liên kết và các giao diện phản hồi khác bên trong bướu. Hầu hết các bướu mỡ là không có mạch máu trên siêu âm Doppler, đặc điểm này cho thấy nó là một khối lành tính. Bướu mỡ dưới da thường có thể được nén khi đè ép đầu dò nhưng bướu mỡ nằm sâu thì có thể không nén được và trong một số trường hợp, MRI là cần thiết để đánh giá thêm, đặc biệt đối với khối có kích thước lớn hơn 10 cm (Hình 6)

Hình 1. Tổn thương tăng hồi âm trong mô mềm dưới da, không có bất kỳ mạch máu nào, phù hợp với bướu mỡ dưới da. Lưu ý tổn thương song song với trục da.

Hình 2. Mặc dù hình ảnh trục dài là gợi ý của bướu mỡ trong dải gân (intrafascial), hình ảnh trục ngắn cho thấy tổn thương nằm trong cơ.

Hình 3. Bướu mỡ lớn trong cơ của đầu xa cơ nhị đầu với tăng tưới máu nhẹ.

Hình 4. Cùng một bệnh nhân với hình 3. Theo thứ tự T1w và STIR cho thấy rõ bản chất mỡ của tổn thương.

Hình 5. Bướu mỡ trong dải gân không có phân bố mạch máu tại hố trước khuỷu tay. Mặt cắt trục dài cho thấy dải tăng hồi âm của dải gân xung quanh bướu mỡ.

 

Hình 6. Bệnh nhân biểu hiện lâm sàng với hội chứng chèn ép dây thần kinh gian cốt trước. Xquang, siêu âm và MRI cho thấy bướu mỡ nằm sâu, ở khoang trước của cẳng tay, gây chèn ép dây thần kinh gian cốt trước.

Tổn thương dạng nang (Cystic lesions)

Tổn thương dạng nang như nang hạch (ganglion cysts), nang bao hoạt dịch (synovial cysts), nang bã nhờn (sebaceous cysts), nang biểu bì (epidermal cysts) là phổ biến thứ hai. Các nang được lót bởi mô hoạt dịch, thường được tìm thấy ở các vị trí đặc trưng và có thể thông với ổ khớp.

Nang Baker (Baker’s cyst)

Đặc trưng của nang Baker (Hình 7) là nằm giữa hố khoeo và biểu hiện trên siêu âm với khối nang hồi âm trống, giới hạn rõ, đường bờ bao quanh tròn và nhẵn, thường có nguồn gốc rõ ràng nằm giữa đầu trong gân cơ bụng chân (gastrocnemius) và gân cơ bán màng (semimembranosus) và cổ nang thông với khớp gối. Nang Baker biến chứng (ví dụ: xuất huyết hoặc viêm bao hoạt dịch trước đó) có thể biểu hiện hồi âm không đồng nhất do chất lắng đọng (debris), sự dày lên bao hoạt dịch, vách ngăn và các vật thể bong tróc (loose bodies) có hồi âm. Nang Baker vỡ biểu hiện đường bờ phần cuối thường không đều với dịch hồi âm kém chạy dọc theo các mô mềm ở xa. Thông thường, bản thân nang không biểu hiện vỡ mà dịch chạy dọc theo mô mềm ở xa chứng minh là nang bị vỡ.

Gọi điện thoại
0988.686.036
Chat Zalo